Tết Đoan Ngọ: ngày Tết quan trọng trong văn hoá người Việt

mâm cỗ tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa Đoan là mở đầu, Ngọ lừ giữa trưa. Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là “ngày giết sâu bọ” vì người ta tin rằng khi ăn món đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
 
Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?
Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Trên mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những lễ vật sau:
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước sạch.
– Rượu nếp.
– Bánh gio – bánh ú tro.
– Xôi chè.
– Các loại hoa quả: mận, dưa hấu, vải, hồng xiêm, chuối.
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *